8 lời khuyên sức khỏe răng miệng khi mang thai

Vệ sinh răng khi mang thai trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Dưới đây là 8 câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc răng miệng khi mang thai và lời khuyên từ Nha khoa Dr.Smile.

Có cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày không?

Nếu bạn đang có thói quen chải răng 1 đến 2 lần trong ngày.  Hãy duy trì thói quen tốt này và bổ xung thêm kem đánh răng chứa fluoride. Nếu chưa có thói quen thì bạn hãy bắt đầu với việc vệ sinh răng miệng đều đặn hai lần (sáng, tối). Sức đề kháng suy giảm trong thai kỳ có thể là cơ hội các bệnh về răng miệng.

Chăm sóc răng miệng khi có bầu

Chăm sóc răng miệng khi mang bầu

Tại sao nướu răng lại chảy máu?

Khi mang thai bạn sẽ có những thay đổi trong cơ thể. Có đến một nửa số phụ nữ viêm nướu khi mang thai, bệnh nướu răng nhẹ phổ biến nhất trong khoảng thời gian từ tháng thứ hai đến thứ tám của thai kỳ. Nó thường biến mất sau khi sinh con. Hormon làm cho nướu răng của bạn dễ bị kích thích hơn bởi mảng bám và có thể làm cho nướu bị đỏ, mềm, đau và chảy máu.

Chải răng hai lần một ngày trong hai phút. Làm sạch giữa các răng của bạn ngay sau khi ăn bằng chỉ nha khoa. Khám nha sỹ định kỳ để được tư vấn về các bước khác mà bạn có thể thực hiện để giữ cho nướu răng khỏe mạnh.

Vệ sinh răng miệng

Nên vệ sinh răng miệng như thế nào sau thức dậy buổi sáng?

Nước bọt chứa axit dạ dày có thể ăn mòn ở răng của bạn, do đó súc miệng có thể giúp ngăn ngừa những axit này gây hại.

Thay vì đánh răng ngay khi thức dậy, bạn nên dùng nước súc miệng pha loãng hoặc nước muối loãng (mặn như nước canh). Ngậm trong khoảng 15 phút. Nên đánh răng sau khoảng 30 phút.

Có cần khám nha sĩ trong khi mang thai không?

Trong thực tế bạn nên khám nha sĩ để được chăm sóc răng miệng trong 2 và 3 tháng đầu của thai kỳ để giúp kiểm soát viêm nướu. Trong trường hợp không tới khám được, bạn nên gọi điện cho nha sĩ để có được sự tư vấn chuyên môn tốt nhất.

Làm thế nào để tránh buồn nôn mỗi khi đánh răng?

Trong thời kỳ mang thai bất cứ điều gì cũng dễ khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn. Hãy tìm ra một số giải pháp như: Thay đổi hương vị của kem đánh răng; Sử dụng bàn chải với đầu nhỏ hơn; Đánh răng vào những thời điểm khác nhau trong ngày…

Điều quan trọng là nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng để phòng tránh bệnh răng miệng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng đến răng của con không?

Răng của bé bắt đầu phát triển giữa tháng thứ ba và thứ sáu của thai kỳ. Ăn uống tốt có thể giúp răng của trẻ được hình thành khoẻ mạnh. Việc được bổ xung nhiều chất dinh dưỡng – bao gồm vitamin A, C, và D, protein, canxi và phốt pho để giảm nguy cơ khuyết tật dây thần kinh. Bạn cần 600 mg acid folic mỗi ngày trong khi mang thai. Hãy bổ sung axit folic, và ăn thức ăn giàu folate. Uống nhiều nước với florua để giữ cho răng của bạn chắc khoẻ.

Chụp X quang có an toàn khi mang thai không?

Có, chụp X-quang răng an toàn trong thai kỳ. Nha sĩ sẽ che phủ bằng một chiếc tạp dề bảo vệ vùng bụng, vùng tuyến giáp khỏi bức xạ.

Có an toàn để điều trị răng trong thời kỳ mang thai?

Sẽ là cần thiết để điều trị trong những trường hợp có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, viêm tuỷ và các các trường hợp khẩn cấp khác ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.  Các thủ thuật khác như tẩy trắng, răng thẩm mỹ… bạn nên để sau khi đã sinh em bé.

Nếu có thắc mắc về vệ sinh răng miệng khi mang thai. Quý khách nhấc máy gọi đến hotline. Nha khoa Dr.Smile sẵn lòng tư vấn cho bạn nhé!

chăm sóc răng khi mang thai

TT NHA KHOA DR.SMILE

  • Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 08 6542 8768
  • Email: drsmile.vn@gmail.com
  • Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile
  • Website: drsmile.vn
Rate this post