Tìm hiểu quy trình lấy cao răng từ A – Z tại nha khoa

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Cao răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Lấy cao răng là lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng và được các nha sỹ khuyến khích thực hiện định kỳ 6 tháng một lần.

Trường hợp nào cần lấy cao răng?

Lấy cao răng để phòng tránh viêm nướu, đặc biệt trong những trường hợp như:

  • Nhiều mảng bám, cao răng.
  • Lợi sưng đỏ, đôi khi đau nhức.
  • Chảy máu chân răng thường xuyên.
  • Các trường hợp viêm nướu mãn tính.

Thời gian lấy cao răng trung bình khoảng 30 phút/ca.

Lấy cao răng cho hơi thở thơm

Lấy cao răng cho hơi thở thơm, nụ cười quyến rũ

Quy trình điều trị cao răng tại Nha khoa Dr.Smile

Thăm khám và tư vấn

Trước khi thực hiện bất cứ dịch vụ nào, bạn cũng đều được thăm khám cẩn thận để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe răng miệng có tốt không. Nếu có vấn đề gì, nha sỹ sẽ đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

Vệ sinh răng miệng

Để cao răng lộ ra và dễ dàng lấy sạch đồng thời đảm bảo môi trường sạch khuẩn, nha sỹ sẽ làm vệ sinh khoang miệng bằng dung dịch y tế chuyên dụng.

Điều trị cao răng

Đây là thao tác quan trọng trong quy trình lấy cao răng. Thông thường, nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ y tế để cạo và làm bong mảng bám. Thao tác này đòi hỏi nha sỹ cũng phải có kỹ thuật chuẩn xác, và đặc biệt cẩn thận vì rất dễ làm tổn thương men răng và khiến nướu bị chảy máu.

Đánh bóng mặt răng

đánh bóng răng

Sau khi cao răng được loại bỏ, nha sỹ sẽ tiến hành bước cuối cùng để khép lại quy trình là đánh bóng mặt răng. Đây là bước được thực hiện nhằm giúp cho hàm răng trơn nhẵn và sáng láng hơn, ngăn ngừa các mảng bám cao răng có cơ hội quay trở lại.

Lấy cao răng ngăn ngừa bệnh lý răng miệng

Bệnh nha chu

Là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng.

cao răng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt đã tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám quanh cổ răng và các khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám lâu ngày không được vệ sinh sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần hình thành vôi răng hay còn gọi là cao răng. Khi đó, tình trạng nướu bị viêm nặng sẽ hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể bạn không có sức đề kháng tốt.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu:

  • Nướu bị chảy máu khi chải răng.
  • Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu.
  • Vôi răng đóng ở cổ răng.
  • Hơi thở có mùi hôi. 
  • Khi ấn vào nướu sẽ thấy mủ chảy ra.
  • Khi nhai có cảm giác không bình thường.
  • Răng bị lung lay.
  • Răng di chuyển và thưa ra.

Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì sẽ làm tiêu xương ổ răng làm răng bị lung lay và cuối cùng dẫn đến mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Thời gian điều trị: Tùy mức độ nặng, nhẹ của từng ca, bạn sẽ phải điều trị trong khoảng 1 tuần với 2 – 3 lần đi lại để Bác sỹ chấm thuốc và điều trị.

lấy cao răng nhanh rẻ

Xem thêm: Điều trị hôi miệng

Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng phần nào sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng của bản thân và các thành viên trong gia đình. Có bất cứ băn khoăn xin liên hệ các bác sĩ tại Nha khoa Dr.Smile để được tư vấn 24/7.

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile

Website: drsmile.vn

5/5 - (1 bình chọn)

1 thoughts on “Tìm hiểu quy trình lấy cao răng từ A – Z tại nha khoa

  1. Pingback: Tiểu đường và sức khoẻ răng miệng - Drsmile

Comments are closed.