7 nguyên nhân khiến răng trẻ bị xỉn màu

Chăm sóc nụ cười từ sớm

Nhu cầu giao tiếp đòi hỏi con người phải có sự chỉnh chu nhất định cho vẻ bề ngoài. Để trẻ lớn lên không có hàm răng bị xỉn màu. Sở hữu nụ cười xinh, hàm răng trắng khỏe là một điểm cộng, gây được thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên với người đối diện. Để có được kết quả này, ngay từ bào thai, ngoài chăm sóc về dinh dưỡng…, bậc làm cha mẹ cần có kiến thức nhất định chăm sóc về sức khoẻ răng miệng.

răng bị xỉn màu

Để khi con trưởng thành được sở hữu một hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng là điều mà mọi cha mẹ luôn mong đợi

Tham khảo: Chăm sóc răng cho trẻ ngay từ bào thai

Răng trẻ bị xỉn màu biểu hiện chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu vàng hoặc màu đen

Răng bị xỉn màu có thể là do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài. Nguyên nhân bên ngoài thường là do việc sử dụng thuốc, thực phẩm… và tình trạng này chỉ là tạm thời. Nguyên nhân bên trong thường là do các căn bệnh như rối loạn chuyển hóa, giảm sản men răng.

1. Sâu răng

Răng trẻ đổi màu (xỉn màu hoặc ố vàng) là dấu hiệu răng đang bị sâu do hoạt động của vi khuẩn sản sinh từ các loại thức ăn thừa bám trong răng, miệng.

2. Mảng bám do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trường hợp trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách, lười vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám, khiến màu răng bị thay đổi.

3. Nhiễm fluor

Chất fluoride có trong kem đánh răng, nước máy… giúp tăng cường sức khỏe của răng và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, quá nhiều fluoride sẽ có tác dụng ngược lại, gây sâu răng và đổi màu. Fluoride cũng gây mảng bám men răng, khiến răng khó chải và làm sạch.

4. Trẻ bị bệnh

Các bệnh như viêm gan, sốt cao… có thể khiến màu răng của trẻ bị thay đổi. Những bé bị bệnh vàng da nặng sau khi sinh có thể có răng màu vàng hoặc xanh khi bé bắt đầu mọc răng.

5. Chấn thương

Răng bị tổn thương có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu, hơi đen bên trong hoặc ố vàng. Nguyên nhân là do chấn thương có thể khiến các mạch máu bị vỡ, làm ảnh hưởng đến men răng.

6. Tác dụng phụ của một số thuốc

Trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến màu răng của bé bị thay đổi khi bé bắt đầu mọc răng.

7. Thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng mang yếu tố di truyền. Đây là tình trạng các thành phần trong men răng (canxi và fluor) bị thiếu hụt hoặc xáo trộn. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng…

Phương pháp điều trị răng bị xỉn màu

Cho trẻ đánh răng bằng hỗn hợp nước hòa với baking soda để loại bỏ vết ố vàng trên răng.

Nếu nguyên nhân xỉn màu là do trẻ uống thuốc  bổ sung sắt. Cha mẹ cần lưu ý đến việc đánh răng của trẻ.

Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp.

Nếu nguyên nhân đổi màu răng là do chấn thương, nên đưa trẻ đi khám để biết răng của trẻ có khả năng bị chấn thương vĩnh viễn hay không.

Cha mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Ban đầu bạn có thể sử dụng khăn bông mềm, sau đó từ từ bắt đầu sử dụng bàn chải dành cho trẻ nhỏ.

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm có có hàm lượng đường cao. Thực phẩm có nhiều đường có thể dẫn đến sâu răng và khiến răng bị đổi màu.

Đánh răng là một thói quen mà cha mẹ cần dạy trẻ từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần dạy trẻ phải nhổ kem đánh răng thay vì nuốt chúng.

Không nên cho trẻ bú bình vào ban đêm. Sữa và đường có thể trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn bám chặt vào miệng bé. 

Lời nhắc

Ngay khi bạn thấy răng trẻ bị xỉn màu, hãy đưa trẻ đi gặp nha sỹ bởi bạn cần phải biết rõ nguyên nhân tại sao lại như vậy thì mới có biện pháp để điều trị phù hợp.

Khi có băn khoăn, cha mẹ hãy liên hệ với bác sỹ để được giải đáp về các thắc mắc trong việc chăm sóc răng miệng.

Mong các bậc làm cha mẹ hãy dành cho con trẻ sự chăm sóc sức khoẻ răng miệng xứng đáng. Kết quả khi trưởng thành, con em chúng ta luôn khoẻ, đẹp và tự tin với hàm răng trắng, đều đẹp của mình.

BS. CKI Lý Thuỷ

4.5/5 - (2 bình chọn)