Ê buốt răng và phương pháp điều trị

Điều trị ê buốt răng

Ê buốt răng khi ăn hay uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua. Thậm chí hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng buốt. Ê buốt răng, Y học gọi hiện tượng này là nhạy cảm ngà, hay nhạy cảm răng. Đây là là một vấn đề nha khoa phổ biến. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng. Hầu hết các bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần ‘ngà’ mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn.

ê buốt răng

Tham khảo: Chăm sóc răng miệng đúng cách

Một số nguyên nhân chính gây ra ê buốt răng.

Ngà răng bị lộ được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm.

Bình thường ngà răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi lớp men răng. Tuy nhiên khi ngà răng bị lộ, chúng sẽ tiếp xúc với với thức ăn, đồ uống khiến cho răng có cảm giác ê buốt và lung lay. Nhiều khi bạn gặp phải những cơn đau nhức đến tận chân răng.

điều trị ê buốt răng

Việc bị tổn thương cũng như sự mòn răng có thể khiến cho lớp men răng bị giảm đi phần nào. Đồng thời ngà răng mang theo các ống thần kinh bị nhô ra phía ngoài. Đó chính là lý do mà khi tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc ăn uống sẽ gây kích thích các dây thần kinh. Đây chính là nguyên nhân gây cảm giác đau và khó chịu.

Chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn những thức ăn chứa nhiều axit như dưa chua hay các loại thức ăn chế biến sẵn. Qua thời gian chúng sẽ gây mòn răng dẫn tới lộ ngà răng và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu.

Sâu răng

Sâu răng có thể coi là một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề liên quan đến răng miệng và biến chứng. Chính các lỗ sâu trên răng đã làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Ngoài ra chúng còn gây tụt lợi, dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm khác.

Tụt lợi

Tụt lợi cũng có thể làm lộ phần ngà ở phía dây thần kinh ở chân răng. Làm cho răng trở nên ê buốt cho dù nguyên nhân là do sâu răng hay do mòn răng.

Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách

Đánh răng sai cách có thể là nguyên nhân. Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng. Dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao có thể dẫn đến tổn thương lợi và răng.

Hoá chất

Xu hướng sử dụng các phương pháp thẩm mỹ cho răng. Chính những sản phẩm được sử dụng để tẩy trắng răng lại có thể gây nên cảm giác nhạy cảm cho răng.

Nghiến răng khi ngủ

Tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt.

Cách chữa trị răng ê buốt

Biện pháp lâu dài và hiệu quả trong điều trị ê buốt răng chính xác nhất là thăm khám và điều trị tại nha khoa. Các phương pháp được áp dụng như: Tái khoáng dùng gel chống ê buốt; Sử dụng các kỹ thuật nha khoa để hỗ trợ điều trị các bệnh lý làm răng tổn thương.

Tái khoáng

Dùng dung dịch gồm các chất: Calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng hư tổn nhẹ, răng mới chớm sâu. Phương pháp này có khả năng thu hẹp vùng hư tổn, che lấp và bảo vệ vùng răng ê buốt.

Sử dụng thuốc

Sử dụng các loại gel chống ê buốt răng có bán nhiều tại các nhà thuốc,. Lưu ý là chỉ nên sử dụng khi có hướng dẫn của nha sỹ.

chống ê buốt răng

Kỹ thuật nha khoa điều trị răng bị ê buốt gồm có: Trám răng; Bọc sứ cho những chiếc răng nhạy cảm rất hiệu quả đặc biệt là trường hợp răng bị mất men.

Trám răngđể thực hiện bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị ê buốt vì thường thì chỗ đó là nơi có nhiều vi khuẩn sâu răng gây bệnh sót lại. Sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám lên răng, thay thế men răng bị mất, bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.

bọc răng sứ khỏi ê buốt

Bọc răng sứ: chỉ áp dụng khi tình trạng mòn men răng quá nặng, thực hiện mài bớt một lớp men răng bên ngoài tạo sự đồng đều sau đó là chụp mão răng sứ bên trên bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong, răng sẽ không còn khả năng xảy ra ê buốt nữa.

Hãy thường xuyên quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe răng miệng để tránh gặp phải ê buốt không mong muốn. Nếu cần tư vấn bạn hãy gọi hotline để được tư vấn nhé!

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile

Website: drsmile.vn

Rate this post