Vệ sinh lưỡi đúng cách

Cách chăm sóc vệ sinh lưỡi

Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn trong miệng. Nhiều bạn không vệ sinh lưỡi hoặc có nhưng không đúng cách. Trong trường hợp đó, có thể sẽ gặp phải những tác dụng tiêu cực như: Vi khuẩn gây sâu răng; Hơi thở có mùi; Vị giác kém… Vệ sinh lưỡi đúng cách và thường xuyên giúp giảm vi khuẩn tránh gây hôi miệng, mảng bám và các tình trạng sức khỏe răng miệng khác. Do đó, việc vệ sinh lưỡi đúng cách vô cùng quan trọng.

vệ sinh lưỡi và răng miệng

Tham khảo: Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bước 1: Tự kiểm tra lưỡi của mình.

Quan sát những bộ phận khác nhau của lưỡi. Lưỡi không có bề mặt nhẵn, và tất cả những chỗ gồ ghề và đường rãnh đều là nơi ẩn náu cho vi khuẩn. Một nửa số vi khuẩn trong miệng bạn đều sống trên lưỡi. Những vi khuẩn này có thể tạo thành một lớp mảng bám trên lưỡi và góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe. Lưỡi của bạn nên có màu hồng, nếu lưỡi có màu sắc khác thường hoặc các dấu hiệu bất thường như sau thì nên đi khám.

Quan sát thấy sự thay đổi bề ngoài của lưỡi.

Lớp mảng trên lưỡi bám dài trên hai tuần.

Đau lưỡi kéo dài.

Vùng trắng hoặc bong da chết trên bề mặt lưỡi.

Bước 2: Chọn kiểu dụng cụ vệ sinh lưỡi. 

Có rất nhiều loại dụng cụ vệ sinh lưỡi. Dụng cụ cạo lưỡi là phổ biến nhất là bàn chải lưỡi. Xuất hiện muộn trên thị trường nhưng cũng được dùng khá rộng rãi. Cả dụng cụ cạo lưỡi và bản chải lưỡi đều có tác dụng tương đương nhau trong việc giảm thiểu mảng bám. Một số loại bàn chải kết hợp cạo lưỡi cũng rất sẵn có, giúp bạn có thể vừa chải trong khi vừa cạo lưỡi. Bàn chải răng có tính năng cạo lưỡi cũng hiệu quả như dụng cụ vệ sinh lưỡi riêng biệt.

dung-cu-cao-luoi

Lực chọn chất liệu.

Có rất nhiều loại chất liệu khác nhau để làm ra dụng cụ vệ sinh lưỡi. Kim loại, nhựa và silicon là những chất liệu phổ biến.

Thép không gỉ và đồng là hai kim loại phổ biến hay được sử dụng. Cạo lưỡi làm từ những kim loại này cũng rất an toàn khi cho vào nước nóng để khử trùng.

Cạo lưỡi bằng nhựa thường có giá rẻ hơn, nhưng lại không bền, và sẽ phải thay thường xuyên.

Dụng cụ bằng silicon giúp cạo lưỡi thoải mái, dễ chịu hơn.

Vệ sinh lưỡi đúng cách

Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng

Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi được chứng minh có hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng bàn chải đánh răng và nước súc miệng. Đặc biệt, nó làm giảm hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng.

Bước 1: Chọn dụng cụ cạo lưỡi phù hợp có thể là nhựa hoặc kim loại được thiết kế hình chữ V, dạng thẳng có tay cầm.

Bước 2: Há miệng và cho lưỡi ra ngoài xa nhất có thể

Bước 3: Đặt dụng cụ cạo lưỡi về phía sau lưỡi

Bước 4: Nhấn một lực nhẹ nhàng lên lưỡi và di chuyển từ trong ra ngoài

Bước 5: Lấy dụng cụ cạo lưỡi ra ngoài rửa sạch vi khuẩn và tạp chất ra khỏi thiết bị

Bước 6: Lặp lại quá trình cạo lưỡi từ 2- 5 lần

Bước 7: Làm sạch dụng cụ để sử dụng cho những lần tiếp theo

Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng

Việc sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh lưỡi có thể kém hiệu quả hơn so với việc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi nhưng nó tiện lợi hơn khi đánh răng 2 lần/ngày.

Chọn bàn chải có thiết kế mặt sau có điểm gồ ghề

Cho mặt ghồ ghề bàn chải vào bên trong lưỡi

Chải nhẹ về trước và phía sau dọc theo chiều lưỡi. Thực hiện đều đặn cho đến khi lưỡi sạch và sau đó súc miệng cũng như đánh răng như bình thường để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như mảng bám tích tụ

Súc miệng sạch và rửa sạch bàn chải bằng nước ấm

Vệ sinh lưỡi bằng nước súc miệng

Nên kết hợp nước súc miệng với đánh răng giúp làm sạch lưỡi cũng như các bộ phận khác trong miệng của bạn được nhanh chóng và hiệu quả

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nước có chứa hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, súc miệng với khoảng 15ml dung dịch, sục miệng trong khoảng 30s giúp lưỡi sạch khuẩn.

Vệ sinh lưỡi cho trẻ em

Với trẻ sơ sinh

Việc làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa một số bệnh răng lợi cho bé. Mẹ cần làm những bước sau:

vệ sinh răng miệng

Bước 1: Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ trước khi tiến hành làm sạch lưỡi cho bé và làm trước khi cho bé bú 10 phút

Bước 2: Sử dụng miếng gạc dành cho cho trẻ.đeo vào ngón tay và nhúng vào dung dịch nước muối ấm để làm mềm miếng gạc tránh cọ xát mạnh làm đau bé.

Bước 3: Mẹ làm sạch theo thứ tự từ 2 bên má, vùng khác trong vòm miệng mà lưỡi sau cùng.

Với trẻ trên 1 tuổi

Vệ sinh lưỡi cho bé bằng mật ong là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Cụ thể như sau:

Bước 1: Lựa chọn mật ong nguyên chất để làm sạch lưỡi cho bé

Bước 2: Rửa sạch tay và quấn bông gạc vào tay

Bước 3: Cho mật ong vào ngón tay có bông gạc tiến hành làm sạch miệng cho bé

Bước 4: Cho trẻ uống nước làm sạch miệng

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách cho bé bằng việc đưa trẻ đến khám định kì từ 3-6 tháng/lần. Nếu có vấn đề bất thường, hãy đi khám để được bác sỹ tư vấn, trả lời một cách đầy đủ nhất.

BS.CKI Lý Thuỷ

Rate this post