Răng trẻ em bị vàng: Nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả

Răng trẻ em bị vàng không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, do một số nguyên nhân dẫn làm răng trẻ ố vàng dễ nhận thấy. Tuy nhiên, cách điều trị răng trẻ em bị vàng sẽ khác so với người lớn. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc này là do đâu, có áp dụng tẩy trắng răng cho trẻ được không. Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng

Răng trẻ em bị vàng có phải là hiện tượng tự nhiên trong quá trình sinh hoạt do răng trẻ còn yếu hay do các thói quen xấu trong ăn uống của trẻ. Đây là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ đặt ra và mong muốn được các chuyên gia giải đáp cũng như đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả.

Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao đã kiêng đồ ngọt, kẹo bánh cho trẻ, vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng răng vẫn bị vàng. Vậy hiện tượng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Di truyền từ bố mẹ quyết định phần lớn đến tình trạng răng của trẻ nhỏ. Mặt khác, sự thiếu hụt canxi và flour của các mẹ đang mang thai cũng có thể làm răng trẻ mới mọc bị vàng.
  • Răng chưa hoàn thiện: Răng sữa của trẻ em có màu tự nhiên là trắng nhưng có thể xuất hiện màu vàng trong quá trình hoàn thiện.
  • Lớp men mỏng: Răng sữa của trẻ em có lớp men mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, từ đó dễ làm bề mặt răng có màu vàng.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của trẻ có thể gây ra màu vàng trên răng. Việc tiêu thụ nhiều thức uống có chất gây màu như nước trà, nước ngọt có màu, kẹo sẽ có thể gây ảnh hưởng màu sắc lên răng.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Nếu phải sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, răng trẻ có thể bị vàng và hư hại dần theo thời gian.
  • Nhiễm fluor: Răng trẻ em nhiễm fluor trong quá trình sinh hoạt sẽ làm xuất hiện các mảng bám màu vàng trên răng.
  • Chăm sóc răng miệng sai cách: Không làm sạch răng đúng cách và đánh răng hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng.
Tại sao răng trẻ em bị vàng
Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng

Cách điều trị răng trẻ em bị vàng

Tùy vào tình trạng răng và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định nên áp dụng cách điều trị nào. Đối với trẻ em, bác sĩ sẽ xử lý nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng lớp men răng và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Có thể kể đến các cách điều trị răng trẻ em bị vàng phổ biến sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi:

Trẻ dưới 1 tuổi bị vàng răng chủ yếu xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc bú sữa mẹ nhưng chưa được chăm sóc răng phù hợp. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ khuyến cáo sẽ vệ sinh răng bằng nước muối sinh lý cho trẻ khoảng 2 lần/ ngày, có thể dùng thêm dụng cụ rơ lưỡi nhẹ nhàng chà sạch khoang miệng.

  • Trẻ em từ 1-5 tuổi:

Nếu đến độ tuổi này mà răng trẻ tiếp tục vàng theo thời gian thì cha mẹ cần hạn chế tối đa đồ ngọt, nước ngọt có ga và hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nếu không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để kịp thời xử lý các bệnh lý làm răng ố vàng và đưa ra các lời khuyên hữu ích để hạn chế làm răng vàng hơn.

  • Trẻ em từ 6-10 tuổi:

Trẻ ở độ tuổi này cần tiếp tục duy trì các thói quen chăm sóc răng miệng tốt và hạn chế các thực phẩm gây hư tổn đến men răng, có thể làm răng vàng và sâu răng.

  • Trẻ em trên 11 tuổi:

Trẻ em trên 11 tuổi đã mọc nhiều răng vĩnh viễn, lớp men răng cũng ổn định hơn nhưng vẫn chưa thể áp dụng công nghệ tẩy trắng răng. Tuy nhiên, có thể thực hiện trám răng bằng vật liệu composite đối với các răng bị vàng do sâu răng.

Cách điều trị răng trẻ bị vàng
Tùy vào tình trạng răng và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định nên áp dụng cách điều trị nào

Có nên tẩy trắng răng cho trẻ em không?

Thực tế, chuyên gia khuyến cáo không nên tẩy trắng răng cho trẻ em vì có thể làm răng nhạy cảm hơn, ê buốt, làm cản trở quá trình ăn uống. Do đó, phương pháp tẩy trắng răng chuyên sâu chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 16 tuổi.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng không nên tự ý áp dụng các mẹo tẩy trắng răng bằng tại nhà với tần suất cao vì có thể bào mòn men răng, có thể làm răng vàng hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng răng trẻ em bị vàng

Ngoài tuân thủ thăm khám định kỳ sức khỏe răng miệng của trẻ, chúng ta cần nâng cao ý thức chăm sóc răng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

  • Hạn chế thuốc kháng sinh có tác dụng phụ mạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung canxi, vitamin có lợi cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, đồ chiên,…
  • Hướng dẫn con đánh răng đúng cách: ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần dành ra ít nhất 3 phút.

Chính vì răng trẻ chưa phát triển đầy đủ và lớp men răng còn yếu nên dễ gặp phải các tình trạng sâu răng, ố vàng,… Do đó, phụ huynh cần để ý sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường và xử lý nhanh chóng.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn rõ hơn về tình trạng răng trẻ em bị vàng và cách điều trị hiệu quả. Hãy đưa con trẻ đến nha khoa để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhé.

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 09 1122 6968 hoặc 08 6542 8768
Email: drsmile.vn@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/www.Dr.Smile
Website: drsmile.vn

 

5/5 - (6 bình chọn)