Răng nhạy cảm

Ê buốt răng

Răng nhạy cảm tức là khi ăn, uống đồ nóng, lạnh, sử dụng chỉ nha khoa hay đánh răng sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt. 

răng nhạy cảm

Nguyên nhân

Răng nhạy cảm là gì? Không đơn giản như nhiều người nghĩ, răng chỉ như một khối xương cứng… Thực tế răng chứa các dây thần kinh cảm nhận nóng, lạnh và truyền các tín hiệu lên não. Một vài trong số những dây thần kinh này nằm bên trong lớp ngà răng.

Loại mô xốp này nằm ngay dưới men răng hay còn gọi lớp vỏ cứng phủ ngoài bảo vệ răng. Vì vậy, nếu men răng bị ăn mòn hoặc tổn hại, các dây thần kinh trong ngà răng có thể trở nên nhạy cảm. Bên cạnh lý do trên còn có các nguyên nhân khác gây ê buốt như:

Các vết nứt hoặc vỡ trong cấu trúc của răng

Hở chân răng

Bệnh nướu (viêm lợi, tụt lợi…)

Nhiễm trùng (ổ viêm chân răng).

Vết trám răng cũ, mòn

Sâu răng

Giải pháp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám răng, từ đó lựa chọn cách thức điều trị phù hợp như:

răng nhạy cảm là gì

Kiểm tra răng để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng khiến răng bị ê buốt như bệnh nướu răng hoặc răng bị mẻ…như đã đề cập.

Làm chụp hoặc trám răng. Tức sẽ tạo ra một lớp bảo vệ cho ngà răng của bạn.

Gắn chặt: Phủ lên chân răng bị lộ hoặc những chỗ nứt khác một lớp men răng.

Ghép nướu: Phẫu thuật để khôi phục mô nướu ở những khu vực có nhiều dây thần kinh nhạy cảm của răng

Chữa tủy răng: Khi răng không còn khả năng có thể giữ được tuỷ. Bác sỹ sẽ loại bỏ tuỷ răng, đồng nghĩa loại bỏ khả năng truyền tín hiệu đau tới não.

Trong trường hợp răng của bạn không có vấn đề nghiêm trọng, bác sỹ sẽ cho hướng điều trị tại nhà như:

Dùng kem đánh răng đặc hiệu hàng ngày, loại do nha sỹ khuyên dùng.

Áp dụng phương pháp florua. Dùng loại gel chứa forua theo kê đơn.

ê buốt răng

Phòng ngừa ê buốt da răng nhạy cảm

Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn bằng chỉ nha khoa.

Chải răng bằng bàn chải lông mềm, không chà, ấn mạnh tránh làm mòn men răng.

Với người nghiến răng khi ngủ cần sử dụng máng bảo vệ răng.

Không ăn, uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh (như kem, nước đá).

Hạn chế đồ chua, các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit vì nước ép trái cây, đồ uống chứa carbonat, nước sốt cà chua, sữa chua và các sản phẩm có tính axit khác có thể làm mòn men răng theo thời gian.

Sử dụng ống hút khi uống đồ uống có tính axit đê giảm thiểu sự tiếp xúc của chất lỏng với răng.

Uống sữa để cân bằng độ pH trong miệng sau khi ăn hoặc uống đồ uống có chứa axit.

Lưu ý

Khi có dấu hiệu ê buốt nhẹ, hãy đến ngay bác sỹ nha khoa để khám và có phương pháp xử lý. Nếu chậm, để đến khi đau sẽ mất nhiều thời gian điều trị và ảnh hướng đến sức khoẻ của bạn.

BS.CKI Lý Thuỷ

Rate this post