Phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét miệng. Tại vị trí viêm sẽ đau buốt gây khó khăn trong việc ăn uống. Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế. Vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bề mặt lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và tấy đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.
Không giống như mụn nước hay lở miệng gây ra từ virus herpes. Nhiệt miệng không nằm bên ngoài miệng, và không lây lan. Tuy nhiên, chúng gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Nguyên nhân
Khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng. Có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến:
Môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn…
Vô tình cắn vào má.
Những thực phẩm gây tổn thương vùng miệng, thường là đồ ăn nóng, chua, cay
Tổn thương do vệ sinh răng miệng như đánh răng quá mạnh gây tổn thương
Căng thẳng, áp lực (stress)
Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori
Thiếu vitamin vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt
Thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
Triệu chứng bệnh nhiệt miệng
Có rất nhiều các dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, trong đó thường kể đến các triệu chứng, dấu hiệu như sau:
Thường có hình oval nhỏ với viền đỏ xung quanh
Có thể gây đau, buốt nhói, đặc biệt là khi ăn uống
Bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày và không để lại sẹo
Những người có nguy cơ bị nhiệt miệng
Người sống trong vùng nhiệt đới có khi hậu nóng, ẩm thất thường
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin, sắt.
Ăn nhiều đồ cay nóng (ớt, tiêu, rượu mạnh). Chế độ ăn uống không hợp lý (thiếu vitamin, kẽm…).
Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Phòng ngừa loét miệng
Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:
Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng, thải độc.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tăng các loại hoa quả, rau xanh
Vệ sinh răng miệng đúng cách.
Một số cách tự chữa loét miệng
Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 7 đến 10 ngày và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng có nhỏ, thì đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn. Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp bác sỹ.
Pha một thìa cà phê muối biển, 2 muỗng nước ép lô hội vào 1/2 cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ, ngậm và súc miệng trong ít nhất 1 phút. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.

Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên.
Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxi già loãng (tỷ lệ nước và oxi già: 50:50) vào vết loét miệng. Không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị, thực hiện sát khuẩn hàng ngày.
Pha trà xanh và dùng nước ngậm, xúc miệng sẽ giảm đau và viêm. Chất tannin trong chè giúp khàng viêm hiệu quả.
Một số lưu ý
Tránh đồ ăn cay nóng hoặc chua là nguyên nhân tăng viêm loét và gây đau.
Bổ sung vitamin B12, B1, C và sắt như một loại thuốc chữa và giúp ngăn ngừa tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin.
Một cốc sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau.

Không sử dụng các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate. Đây là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng loét miệng.
Có nên gặp nha sĩ không?
Nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Nếu vết loét lớn, sâu một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám. Bạn cũng có thể đi khám nha sĩ nếu vết loét có nguyên nhân từ vệ sinh răng miệng, răng hoặc các khí cụ trong quá trình niềng răng gây ra.