Hàm duy trì sau chỉnh nha

Để kết quả chỉnh nha được bền vững

Hàm duy trì được chỉ định dùng sau quá trình chỉnh nha. Thời điểm này răng và xương hàm mới vừa trải qua sự tác động rất lớn, chưa ổn định chắc chắn, rất dễ bị xô lệch trở lại dưới tác động của lực nhai. Hơn nữa, mô nướu và mô nha chu vẫn cần có thêm thời gian để tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng răng. Do đó, cần phải có 1 khí cụ giữ nguyên vị trí của răng tại thời điểm tháo mắc cài niềng răng để duy trì kết quả đó. Hàm có nhiều loại và tùy từng trường hợp bác sỹ chỉnh nha sẽ tư vấn cho bạn đeo một loại hàm nhất định.

hàm duy trì chỉnh nha

Hàm duy trì giúp giữ cho kết quả chỉnh nha ổn định trong thời gian đầu

Tham khảo: Chỉnh nha mang lại nụ cười hoàn mỹ

Hàm duy trì cố định

Được làm bởi dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng (thẳng, xoắn). Được gắn cố định vào phía trong các răng trước (răng 1, 2, 3) bằng composite. Bệnh nhân không thể tự ý tháo hàm mà chỉ có chuyên gia chỉnh nha mới có thể tháo.

ham-duy-tri

Ưu điểm:

Khả năng giữ răng đúng vị trí rất cao do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại. Hàm duy trì kim loại rất hữu ích cho những trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

Nhược điểm:

Vì được gắn bằng Composite nên đôi khi hàm duy trì cố định cũng bị bung ra. Khi đó bạn tới cần gặp bác sỹ sớm nhất để gắn lại.

Lưu ý:

Khi đeo hàm cố định, bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Vệ sinh đúng cách và nhẹ nhàng do có dây cài nằm cố định trên răng. Dùng tăm nước, bàn chải kẽ, bàn chải điện, chỉ nha khoa… 

ve sinh rang mieng dung cach sau chinh nha

Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt

Sau khi tháo mắc cài, bác sỹ sẽ lấy mẫu hàm và chế tác một máng nhựa trong suốt. Máng được sản xuất đúng số đo cung hàm, vừa khít với mặt trong, ngoài của răng, giữ răng một cách tốt nhất.

Chỉnh nha không mắc cài

Ưu điểm:

Bệnh nhân có thể đeo máng thường xuyên mà không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không cảm thấy khó chịu. Vệ sinh răng miệng dễ dàng.

Nhược điểm:

Bệnh nhân tự tháo lắp khi sử dụng là một ưu điểm nhưng cũng là một nhược điểm. Nếu người sử dụng quên đeo hoặc đeo không đều sẽ ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Lưu ý khi sử dụng máng duy trì bằng khay nhựa trong suốt:

Không nên tháo ra quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu tiên.

Bảo quản hàm duy trì trong khay hộp riêng.

Vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ bằng kem đánh răng chuyên dụng.

Tháo hàm khi ăn và hoạt động thể thao dưới nước.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Được làm bằng kim loại, có thể dễ dàng tháo lắp.

Ưu điểm:

Khả năng giữ răng đúng vị trí rất cao do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại. Hàm duy trì kim loại rất hữu ích cho những trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

Nhược điểm:

Thường chỉ đeo vào ban đêm vì dây kim loại lộ ra ngoài bề mặt răng ảnh hưởng thẩm mỹ.  

Thời gian đeo hàm duy trì để có hiệu quả.

Dưới sự giám sát và hỗ trợ của nha sỹ chỉnh nha. Bệnh nhân cần đeo máng duy trì niềng răng cho đến khi hệ xương hàm hoàn thiện, răng, nướu ổn định tại vị trí mới. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào tình trạng xương hàm sau niềng và cơ địa của mỗi người.

ham-duy-tri

Thông thường, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì trong khoảng từ 6 đến 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để xương hàm phát triển, tái tạo hài hòa với vị trí răng mới.

Trong trường hợp xương hàm và răng của bệnh nhân khỏe mạnh, nhanh hồi phục thì thời gian có thể rút ngắn còn từ 1 đến 3 tháng. Với trường hợp có hàm răng yếu thường cần thời gian lâu hơn để hỗ trợ.

Đặc biệt, một số trường hợp chỉnh nha cho trẻ em, nha sỹ có thể sẽ yêu cầu đeo máng duy trì niềng răng cho đến độ tuổi trưởng thành của trẻ (khoảng 18 đến 20 tuổi).

Trên thực tế đều trị, tuỳ từng trường hợp cụ thể, chuyên gia chỉnh nha sẽ đưa ra phương pháp sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất.

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile

Website: drsmile.vn

Rate this post