Khô miệng và cách điều trị

Khô miệng

Nước bọt giúp cơ thể cảm nhận mùi vị và tiêu hóa khi ăn uống. Nước bọt là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Khô miệng là tình trạng miệng thiếu nước bọt để giữ độ ẩm. Miệng ở tình trạng có rất ít hoặc không có nước bọt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

khô miệng

Tham khảo: Bệnh tiểu đường và nguyên nhân bệnh về răng miệng

Nước bọt không chỉ giữ ướt miệng mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát vi khuẩn, virus và nấm trong miệng. Nước bọt làm sạch thức ăn dư thừa còn mắc lại ở răng và làm giảm mức acid giúp ngăn ngừa hỏng men răng. Nước bọt còn làm sạch những mảnh thức ăn còn sót lại. Nếu để tình trạng thiếu nước bọt kéo dài sẽ có thể gây ra sâu răng, viêm nướu, miệng có mùi hôi.

Nguyên nhân khô miệng

Bệnh có thể gặp ở nhiều người trong các khoảng thời gian khác nhau, đặc biệt là khi bị stress. Nhưng đối với một số người, tình trạng này xảy ra khi các tuyến nước bọt không hoạt động bình thường.

Cơ thể đang điều trị bằng thuốc

Theo thống kê y học, khoảng 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, bao gồm cả những thuốc không cần bán theo đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần…

Tình trạng này cũng xảy ra với các bệnh nhân đang xạ trị và hóa trị. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.

Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ

Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.

Khô miệng có thể bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý đặc biệt gọi là hội chứng Sjogren.

Đây là một hội chứng tự miễn, trong đó bạch cầu sẽ tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng thường xảy ra với các bệnh nhân tiểu đường, HIV…

Ngoài ra có một số nguyên nhân khiến khô miệng trầm trọng hơn trong đó có hút thuốc lá, uống nhiều rượu…

Triệu chứng khô miệng

Họng và niêm mạc cảm thấy khô rát. Lưỡi khô và sần sùi, cảm giác nóng. Khả năng nuốt và nói chuyện khó khăn và giảm vị giác khi ăn. Da ở trong và xung quanh miệng khô, môi nứt nẻ, khóe miệng có thể có vết loét.

Biện pháp phòng ngừa

Khi có dấu hiệu của tình trạng khô miệng, Nha khoa Dr.Smile xin đưa ra cho bạn lời khuyên:

Chải răng ngay sau khi ăn bằng kem đánh răng có chất fluoride và bàn chải có lông mềm.

Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như nước ép hoa quả, rau xanh…

Hạn chế các thức ăn và đồ uống có đường, có tính acid hoặc chứa caffein, beer rượu, thuốc lá.

bệnh khô miệng

Uống nhiều nước để giữ cho miệng không bị khô.

Nếu khó ăn, nhai, nuốt có thể dùng bữa kèm sữa tươi, sữa đậu nành cho dễ nuốt. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tăng lưu lượng nước bọt.

Chăm sóc nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng. Thăm khám ngay nếu như đang mắc phải tình trạng khô miệng, đặc biệt là khô miệng kéo dài.

Rate this post

One thought on “Khô miệng và cách điều trị

  1. Pingback: Hôi miệng và cách điều trị - Dr.Smile

Comments are closed.