Để trẻ sinh ra có hàm răng khoẻ

Chăm sóc răng trong thai kỳ

Sức khoẻ của mẹ bầu là cực kỳ quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Ý thức được điều này đa phần mẹ bầu đều tập trung cho vấn đề dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại lơ là việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng của bản thân.

Sức khoẻ của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thể chất khi mang thai khiến mẹ bầu dễ sâu răng, viêm nha chu hơn bình thường. Cụ thể:

Mẹ bầu thường ăn nhiều bữa với số lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, mẹ bầu rất khó chải sạch những răng hàm bên trong.

Sức khoẻ của mẹ bầu

Chăm sóc sức khoẻ của mẹ bầu là cực kỳ quan trọng và cần cân đối cả về sức khoẻ thể chất và tâm thần

Hóc môn nữ tăng cao trong thai kỳ dễ gây viêm lợi hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra viêm nha chu khi mang thai.

Khi mang thai, tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Xin lưu ý với các mẹ bầu: Viêm nha chu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu. Hậu quả còn tác động xấu tới sự phát triển của bào thai và sự hoàn chỉnh của hàm răng trẻ sau sinh.

Những nguy cơ từ bệnh răng miệng khi mang thai

Nguy cơ sinh non

Từ năm 1996, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh: Phụ nữ mang thai bị viêm lợi, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp hai đến ba lần bình thường. Dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg).

Sức khoẻ của mẹ bầu

Khi mẹ viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.

Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân và không khỏe mạnh.

Nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh

Răng của trẻ hình thành từ khi bào thai

Mầm răng của trẻ được hình thành vào khoảng tuần thứ sáu đến bảy của thai kỳ. Từ tuần thứ mười sáu thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Từ tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ mẹ sang con

Theo nghiên cứu y học, vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra. Vi khuẩn có thể bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua tiếp xúc gần như: Thơm, mớm thức ăn cho trẻ, bát, dĩa, thìa…

Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Thời gian từ tháng thứ sáu đến ba tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.

Với những trẻ mà mẹ sâu răng nhiều cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của trẻ sau sinh.

Từ những phân tích trên cho thấy: Cách lý tưởng nhất là bắt đầu phòng ngừa răng sâu cho trẻ ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.

Để chăm sóc tốt nhất về răng miệng. Đảm bảo sức khoẻ của mẹ bầu và trẻ sơ sinh, bạn có thể gọi hotline để được chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí.

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile

Website: drsmile.vn