[Chuyên gia giải đáp] Bầu có hàn răng được không?

Bầu có hàn răng được không là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc khi trong giai đoạn thai kỳ. Bởi khi mang thai, cơ thể chị em rất dễ mắc các bệnh về răng miệng do rối loạn hormone và thiếu hụt canxi. Vậy bà bầu có hàn răng được không? Hãy để chuyên gia Nha khoa Dr.Smile giải đáp giúp bạn trong bài viết sau đây nhé!

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?

Trước khi tìm hiểu bà bầu có hàn răng được không bạn hãy cùng Nha khoa Dr.Smile tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh răng miệng.  Trong những tháng đầu của thai kỳ, chị em thường dễ mắc các bệnh lý về răng miệng, phổ biến nhất là viêm lợi.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, mao mạch ở lợi có xu hướng phình to ra, đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới lợi. Do đó, lợi sẽ bị sưng lên, dễ bị nhiễm khuẩn và viêm, làm tăng mảng bám.

Thêm vào đó, phụ nữ mang thai có hàm lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Nếu trong giai đoạn này, chị em không chú ý trong việc vệ sinh răng miệng thì tình trạng viêm lợi sẽ trở nên trầm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, các bệnh lý răng miệng này sẽ biến mất sau khi sinh khi mà lượng hormone Progesterone và Estrogen giảm xuống và duy trì ở mức ổn định.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?

Tìm hiểu hàn răng là gì?

Hàn răng là gì? Bầu có hàn răng được không? Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng để khắc phục những tổn thương của răng do bệnh lý hoặc chấn thương gây ra.

Các vật liệu hàn răng thường rất lành tính và an toàn với sức khỏe của người dùng, nên sau khi thực hiện hàn răng bạn có thể khôi phục chức năng ăn nhai và cải thiện vẻ đẹp vốn có của răng.

Hàn răng là gì?
Hàn răng là gì?

Bầu có hàn răng được không?

Bầu có hàn răng được không là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Với sự phát triển vượt bật của ngành nha khoa, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp phục hình răng an toàn, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, có nên hàn răng khi mang thai còn phụ thuộc vào kỹ thuật của từng phương pháp và tình trạng răng miệng của từng người, bởi lẽ không phải phương pháp nào cũng được khuyến khích cho bà bầu.

Với trường hợp sâu răng thì mẹ bầu nên hàn răng. Bởi sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, đau nhức,…Vì vậy, trong giao đoạn thai kỳ, nếu bị sâu răng, các thai phụ nên xử lý tình trạng này càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh những hệ lụy về sau.

Thời điểm để hàn răng thích hợp nhất là vào khoảng giữa tháng thứ 3 của thai kỳ, lúc này sức khỏe của bà bầu ổn định hơn, có thể can thiệp các kỹ thuật nha khoa nếu cần thiết.

Bầu có hàn răng được không?
Bầu có hàn răng được không?

Trong một số trường hợp, người bệnh cần phải chụp X – quang và tiêm thuốc tê trước khi tiến hành hàn răng, đây là vấn đề nhiều thai phụ lo lắng liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Về mặt lý thuyết điều này có thể áp dụng. Tuy nhiên cần phải lưu ý:

  • Về tiêm thuốc tê: Thuốc tê được sử dụng trong nha khoa sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi vì đây chỉ là một lượng thuốc tê nhỏ, có tác dụng rất nhẹ và trong vòng 1 tiếng thuốc sẽ tan ra hết. Vì vậy, việc hàn răng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành cơ thể của thai nhi, vì vậy nên hạn chế hàn răng trong giai đoạn này.
  • Chụp X-quang: Trên thực tế, hàn răng không cần đến sự hỗ trợ của tia X-quang. Mặc dù tia X trong nha khoa có mật độ rất thấp nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế chụp X-quang. Với những trường hợp bắt buộc thì sử dụng tia X – quang không cần tiêm thuốc cản quang sẽ không ảnh hưởng đến bé.

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bà sau khi hàn răng

Bầu có hàn răng được không? Hàn răng kiêng gì? Sau khi hàn răng, mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng:

  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng 2-3 lần/ngày với bàn chải lông mềm
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride hoặc loại phù hợp với tình trạng răng của bạn.
  • Không nên sử dụng tia xỉa răng mà thay vào đó là sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất,..
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt
  • Đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu bạn quan tâm vấn đề hàn răng ở đâu tốt Hà Nội thì hãy đến ngay với Nha khoa Dr.Smlie. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại cùng những công nghệ điều trị hiện đại nhất, Dr.Smlie chắc chắn sẽ là địa chỉ hàn răng đáng tin cậy, mang đến cho bạn những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nhất.

Bài viết trên là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề bầu có hàn răng được không. Răng miệng có quan hệ mật thiết với sức khỏe của mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy luôn chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách và đến nha khoa Dr.Smile để thăm khám định kỳ nhé!

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebookwww.facebook.com/www.Dr.Smile

Fanpagehttps://www.facebook.com/Dr.ThuySmile

Websitedrsmile.vn

 

Rate this post