Răng sâu dẫn đến viêm tủy và các biến chứng
Răng sâu vào tủy là tình trạng sâu răng tiến triển nặng, lan tới tủy răng gây viêm tủy. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy
Thế nào là răng sâu vào tủy?
Để biết rõ hơn thế nào là răng sâu vào tủy, chúng ta nên tìm hiểu cấu tạo của răng.
Một chiếc răng gồm có:
- Thân răng là phần bạn nhìn thấy trong miệng và chân răng là phần ở trong xương hàm.
- Đỉnh của mỗi chân răng, nơi mạch máu và thần kinh đi vào trong răng gọi là vùng chóp (cuống) răng.
Tham khảo: Điều trị viêm tuỷ hiệu quả
Cấu tạo của thân răng gồm các lớp:
Tổ chức cứng: Lớp ngoài cùng là men răng có đặc điểm rất cứng. Lớp thứ 2 là ngà răng.
Mềm hơn men răng và ở giữa răng là 1 buồng rỗng ở cả thân răng (buồng tủy). Chân răng (ống tủy) trong đó chứa mạch máu, thần kinh của mỗi răng gọi là tủy răng. Tủy răng ở phần thân răng gọi là tủy buồng. Tủy răng ở phần chân răng gọi là tủy chân.
Sâu răng là tình trạng tổ chức cứng của răng bị tấn công, tiêu dần đi và tạo lỗ trên mặt răng. Nếu không được điều trị, tổ chức cứng của răng sẽ bị phá hủy nhiều hơn. Vi khuẩn ăn sâu xuống dưới và vào tủy răng gây ra tình trạng sâu răng vào tủy hay gọi là viêm tủy răng. Răng viêm tủy không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Dấu hiệu nhận biết và những biến chứng
- Giai đoạn đầu:
Răng ê buốt lâu hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, khi hít gió hoặc khi thay đổi về áp suất. Thỉnh thoảng bạn thấy răng đau nhức theo cơn thoáng qua. Bạn cố tránh nhai sang bên có răng ê buốt. Ở giai đoạn này, có thể bạn bỏ qua.
- Giai đoạn tiếp theo:
Răng đau nhức nhiều hơn. Đau có thể âm ỉ cả một vùng, kéo dài cả ngày hoặc đau theo từng cơn dữ dội, lan lên nửa đầu. Đau nhiều về đêm. Dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc đỡ ít. Cơn đau dữ dội và lan cả một vùng nên bạn không xác định rõ được răng nào bị đau. Răng đau nhức nhiều khiến bạn mất ngủ. Không ăn nhai được nên ảnh hưởng rất lớn đến ăn uống, sinh hoạt.
- Giai đoạn sau:
Nếu răng viêm tủy không được điều trị, bạn không thấy răng đau nữa vì tủy răng đã chết. Miệng hôi do thức ăn giắt trong lỗ sâu. Viêm lợi xung quanh răng sâu và các răng xung quanh do bạn không nhai sang bên răng đau. Sau một thời gian, răng có thể bị vỡ, gãy do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển gây mất nhiều tổ chức cứng của răng. Xuất hiện nốt trắng ở lợi, có ổ mủ hay mủ chảy ra ở vùng lợi ngang chân răng. Răng lung lay, mặt sưng. Lúc này bạn có thể đau răng hoặc không.
Các biến chứng của răng sâu
Trong hốc răng sâu có nhiều thức ăn đọng lại, kết hợp với vi khuẩn gây bệnh tạo thành ổ viêm. Khi tổ chức sâu răng chạm tới tủy sẽ tạo phản ứng viêm ở tủy răng gây đau. Phản ứng viêm của tủy răng xảy ra ở cả tủy buồng và tủy chân khiến cơn đau càng dữ dội hơn.
Sâu răng lan rộng gây vỡ thân răng. Lúc này răng không còn đảm nhận được chức năng ăn nhai nữa. Thân răng vỡ to lan xuống cả phần chân răng khiến răng không thể giữ lại được. Nếu tổ chức tủy bị viêm không được lấy bỏ đi ngay, hiện tượng viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng. Dần tới vùng chóp (cuống) răng gây viêm nhiễm ở vùng chóp.
Viêm nhiễm ở vùng chóp sẽ tạo thành ổ mủ ở vùng chóp răng gây sưng mặt, đau, răng lung lay, abscess chóp răng. Có khi răng phải nhổ bỏ. Viêm nhiễm vùng chóp lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tùy tình trạng ổ nhiễm trùng lan đến đâu mà các răng lân cận có thể chữa được để giữ lại hay cũng phải nhổ gây mất nhiều răng.
Ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng gây viêm xương hàm. Dần sẽ lan ra phần mềm và các tổ chức lân cận tạo một ổ nhiễm trùng khó kiểm soát.
Ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy. Tổn thương thần kinh, mạch máu.
Phương pháp điều trị
Hiện nay phương pháp để điều trị răng sâu vào tủy một cách hiệu quả và dứt điểm nhất chính là sử dụng những kỹ thuật nha khoa.
Bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế nha khoa để được thăm khám tổng quát, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chụp x-quang răng. Từ đó tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể mà các nha sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị cụ thể.
Trường hợp răng sâu vào tủy có thể điều trị được
Khi răng sâu vào tủy vẫn có thể điều trị được thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha. Các nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dùng để mở ống tủy. Tiếp sau đó thực hiện vệ sinh răng miệng và loại bỏ hoàn toàn các mô tủy đã bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau khi ống tủy được làm sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành trám kín ống tủy bằng vật liệu gutta percha. Việc này giúp ngăn được tình trạng vi khuẩn tấn công trở lại.
Trong trường hợp phần tủy đã chết
Đây là lúc mà các phương pháp điều trị tủy không còn mang lại hiệu quả. Các biện pháp bảo toàn răng không thể thực hiện được mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thì lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu để chữa trị cho bệnh nhân. Khi răng đã mất thì bệnh nhân có thể trồng răng mới để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như hiệu quả thẩm mỹ.
Giải pháp phòng ngừa
Bạn có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng ăn vào tủy bằng cách thực hiện thường xuyên các bước chăm sóc răng miệng sau:
Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Chải răng theo chiều dọc, nhẹ nhàng làm sạch vi khuẩn và mảng bám trên răng và nướu.
Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ những vi khuẩn mà bàn chải không chải tới được.
Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế đồ ăn nhanh, những món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn có chứa nhiều đường, tinh bột. Tăng cường ăn rau xanh.
Khám và cạo vôi răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần để giữ vệ sinh răng. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng, nhất là sâu răng.
Khi có dấu hiệu sâu răng hoặc đau răng. Bạn vui lòng gọi ngay cho bác sĩ theo số hotline để được tư vấn cụ thể nhé!
TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE
Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 08 6542 8768
Email: drsmile.vn@gmail.com
Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile
Website: drsmile.vn