Lưu ý khi tẩy trắng răng
Tìm đến cái đẹp từ việc tẩy trắng răng là chính đáng. Tuy nhiên để đẹp mà an toàn không đơn giản. Lý do thì nhiều nhưng phổ biến hiện nay như:
Thuốc tấy trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Bắt nguồn từ nhu cầu rộng rãi. Tẩy trắng răng đang là nhu cầu của rất nhiều người. Một số chị em thế hệ 7x luôn mặc cảm chả bao giờ dám cười. Lý do bởi hàm răng xỉn do hồi bé uống quá nhiều thuốc kháng sinh (Tê-ta-xi-lin). Với các anh hàm răng đen ố hoặc quá vàng do ám khói thuốc lá và cà phê cũng không ngoại lệ.

Nắm bắt được nhu cầu đó mà hiện nay, việc tẩy răng đang được thực hiện tràn lan. Người làm dịch vụ làm trắng răng cho bất cứ ai có nhu cầu. Họ cũng không hiểu và không lường trước những nguy cơ có thể gặp. Nguy hiểm hơn, nhiều người còn tự mua thuốc tẩy trắng răng bán trôi nối trên thị trường.
Dạo quanh thị trường, bạn có thể mua được bất cứ đâu. Thậm chí, thuốc tẩy trắng răng còn được quảng cáo online với những lời chào mời vô cùng hấp dẫn: “Tẩy trắng được các nha sỹ tin dùng, giá rẻ hơn 50% so với giá ở các phòng nha khoa”… Thuốc tẩy trắng răng dạng bột, kem, gel hay loại dán trực tiếp vào răng. Được quảng cáo hàng Nhật, Thái: “Hiệu quả chỉ sau 5 phút sử dụng”. Giá cả cũng vô cùng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng.
Người làm dịch vụ thiếu kiến thức chuyên môn
Thành phần thuốc trắng răng có hai loại chủ yếu là hydrogen peroxide và carbamide peroxide với những nồng độ khác nhau. Việc sử dụng sẽ được các bác sỹ cân đối liều lượng với từng trường hợp cụ thể.
Khi làm dịch vụ tại các cơ sở không có chuyên môn. Họ chỉ quan tâm đến kết quả là làm cho răng trắng nhất có thể. Thực tế, nhiều trường hợp đến khám sau một thời gian tẩy trắng với lý do:
Răng bị ê buốt
Ăn uống khó khăn, uống thuốc giảm đau không đỡ, thậm chí răng bị lung lay. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do những bệnh nhân này vốn bị mòn cổ răng. Khi tẩy trắng, chất tẩy đã đi qua khe nứt, tấn công vào bên trong răng, gây cảm giác ê buốt. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến chết tủy và hỏng răng vĩnh viễn..
Bị bỏng lợi
Lợi sưng đỏ, lở loét, hơi thở có mùi tanh hôi, chảy máu chân răng, cả hàm tê buốt không ăn uống được.
Càng tẩy răng lại càng đen xỉn
Lý do răng đã bị nhiễm amalgame (một chất liệu dùng trám răng). Do thành phần của amalgame có bạc, mà thuốc tẩy trắng răng là chất ôxít hóa nên khi tác dụng với nhau, hai chất này sẽ tạo ra ôxít bạc có màu nâu xám hoặc đen.
Từ thực tiễn điều trị cho thấy, không ít bệnh nhân đã phải nhập viện chỉ vì trót liều với sức khỏe như trên.
Lời khuyên của bác sỹ
Tẩy trắng răng chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện chuyên về răng hàm mặt hoặc các phòng nha khoa uy tín.
Bệnh nhân cần được bác sỹ thăm khám kỹ vì không phải bất kỳ ai muốn cũng có thể thực hiện tẩy trắng răng. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng kỹ thuật này có thể gây hại.
Điều kiện để được tẩy trắng răng là răng không bị hư, sâu, vỡ nhiều hoặc có các mảng trám răng lớn.
Đối với trường hợp răng nhiễm sắc, chỉ tẩy trắng răng cho những người có độ nhiễm từ trung bình đến nhẹ.
Ngoài ra, tẩy trắng răng còn chống chỉ định trong các trường hợp mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm lợi cấp, răng quá nhạy cảm, mòn cổ răng, những người đang bị bệnh toàn thân, phụ nữ có thai, trẻ vị thành niên…
Dù được tẩy đúng cách thì răng cũng không trắng vĩnh viễn. Sau một đến ba năm, răng có thể nhiễm màu trở lại. Thời gian bị nhiễm màu lại tùy thuộc vào chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc răng. Lý do khác như hàm lượng các loại khoáng có trong nước sinh hoạt. Phụ thuộc vào răng của từng người cũng như theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì răng càng sẫm màu.
Để tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc răng miệng hoặc được tư vấn, vui lòng gọi cho Dr.Smile qua hotline để được tư vấn miễn phí!
TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE
Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 08 6542 8768
Website: drsmile.vn
Pingback: Làm trắng răng - Các phương pháp giúp răng luôn sáng bóng