Ghép xương ổ răng

Ghép xương răng cắm implant

Biểu hiện cụ thể của tiêu xương là xương hàm bị hao hụt về chiều dọc hay chiều ngang. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu xương là do mất răng lâu ngày, bệnh nha chu hoặc do tại nạn… Và trong bất cứ trường hợp nào thì giải pháp duy nhất là ghép xương răng.

Mục đích chính là tạo đủ xương để hỗ trợ trụ implant. Đây là những giải pháp ít xâm lấn và chất lượng cao giúp cải thiện thẩm mỹ, phục hồi chức năng ăn nhai. Tránh tình trạng cấu trúc khuôn mặt bị biến đổi, móm hoặc mất đi sự cân đối.

ghép xương cắm implant

Ghép xương ổ răng điều trị tiêu xương

Tham khảo: Cấy ghép răng implant

Kỹ thuật cấy ghép bằng xương bột

Kỹ thuật ghép này được sử dụng phổ biến và áp dụng trong những trường hợp:

Cấy ghép xương răng (xương ổ răng)

Là những trường hợp nhổ răng ghép xương. Răng được nhổ nhưng không đủ điều kiện để cắm implant ngay sẽ được cấy ghép để tránh tình trạng tiêu xương sau khi nhổ. Sau đó chờ từ 2 tháng đến 6 tháng cho xương ổn định mới bắt đầu cấy ghép implant.

Ghép xương để tăng chiều rộng sống hàm

Trong những trường hợp nhổ răng lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm theo chiều trong ngoài. Bác sỹ sẽ sử dụng kỹ thuật cấy ghép bằng xương bột để tăng độ dày cho xương hàm. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng được trong những trường hợp thiếu hổng xương hàm ít. Thông thường xương hàm phải còn lại ít nhất 5mm mới áp dụng được kỹ thuật này.

Sử dụng kỹ thuật ghép xương bột trong nâng xoang hàm để cấy implant

Trong những trường hợp xoang hàm sa xuống thấp dẫn tới phải nâng xoang cấy implant. Sẽ sử dụng kỹ thuật đưa một lượng xương bột vừa đủ vào vùng đáy xoang để tái sinh phần đáy xoang bị mất.

Các bước thực hiện kỹ thuật

Bước 1: Bóc tách lợi bộc lộ vùng xương cần ghép

Bác sỹ tiến hành bóc tách vạt lợi, bộc lộ vùng xương khuyết hổng cần ghép, sau đó làm láng bề mặt xương vùng tiếp nhận.ghép xương

Bước 2: Cho vật liệu ghép vào vùng khuyết hổng

Xương bột được trộn với nước muối sinh lý hoặc huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó cho vào vùng xương khuyết hổng.

Bước 3: Đặt màng collagen che phủ vùng xương ghép

Một màng collagen được cho vào che phủ, cách ly vùng xương ghép với mô lợi phía trên. Trong những trường hợp khuyết hổng ít, có thể không cần dùng màng collagen, mục đích của màng collagen là để che phủ khối xương ghép, không cho mô mềm xâm lấn vào vùng này để tăng hiệu quả.

Bước 4: Khâu kín vạt lợi

Sau khi cho khối xương ghép vào và che phủ bằng màng collagen, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu kín. Thời gian để quá trình thay thế khối xương ghép bằng xương tự thân tùy thuộc vào mức độ khuyết hổng xương và loại xương ghép, thông thường mất từ 2 đến 6 tháng.

Kỹ thuật ghép sử dụng màng định vị tital

Kỹ thuật ghép bằng màng tital được áp dụng trong những trường hợp khuyết hổng lớn hơn. Ghép đặt màng titan tương tự như ghép xương bột, nhưng thay vì sử dụng màng collagen thì bác sỹ sử dụng màng titan. Mục đích của màng titan là tạo ra một khung nâng đỡ. Màng titan trước khi đặt vào được uốn tạo hình, giúp xương được ghép giữ nguyên hình thể mong muốn của bác sĩ phẫu thuật. Sử dụng màng titan có ưu điểm là khả năng tái sinh xương tốt, tuy nhiên nó có nhược điểm là giá thành cao và phải phẫu thuật lần 2 để lấy màng titan ra.

Kỹ thuật ghép bằng xương tự thân block

Kỹ thuật này được áp dụng trong những khuyết hổng xương hàm nhiều, nhất là khuyết hổng theo chiều đứng. Ưu điểm của ghép xương hàm trồng implant block là khả năng tái sinh xương rất tốt. Nhược điểm là phải phẫu thuật tại 2 nơi (một nơi lấy xương và một nơi ghép) nên gây ra nhiều đau đớn hơn.

Quy trình cấy ghép xương răng

Được thực hiện theo quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các bước theo đúng quy định của Bộ Y tế. Cơ bản gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị vùng ghép

  • Khách hàng được thăm khám kỹ lưỡng. Được hướng dẫn thực hiện chụp phim X quang/ CT Cone Beam 3D tại chỗ. Mục đích để xác định tình trạng răng hàm, vị trí bị tiêu xương, hệ thống các dây thần kinh vùng hàm mặt.
  • Vùng cần ghép được bộc lộ lợi để tiếp cận xương. Bề mặt xương cần ghép được làm nhẵn, sạch.

Bước 2: Lấy xương tại vùng cho

Từ kết quả thăm khám, các bác sĩ phân tích và lên phác đồ cấy ghép chi tiết: Quy định về số lượng xương cần sử dụng, phương pháp thực hiện, thời gian, chi phí…

Những yếu tố này sẽ được chuyển giao và thống nhất với khách hàng trước khi đưa vào thực hiện. Mọi thắc mắc của khách hàng về kỹ thuật làm xương răng cũng sẽ được tư vấn và giải đáp cặn kẽ nhất.

Bác sỹ sẽ bộc lộ xương tại vùng cho, thông thường là vùng cằm hoặc góc hàm. Tiếp sau đó khoan để lấy 1 khối xương có thể tích và hình dạng mong muốn.

Bước 3: Cố định khối xương ghép vào vùng nhận

  • Sau khi vệ sinh, làm sạch và gây tê hoặc gây mê tùy trường hợp, khách hàng sẽ được tiến hành phẫu thuật ghép. Toàn bộ quá trình này được thực hiện nhanh chóng và rất an toàn. Khách hàng không lo nhiễm trùng hay lây lan chéo bệnh lý nha chu.
  • Khối xương được lấy ra tại vùng cho sẽ đưa tới vùng cần ghép và cố định chặt tại vùng đó băng mini vít.

Bước 4: Khâu kín các vùng cho và nhận

  • Bác sĩ tiến hành đánh giá, kiểm tra mật độ xương sau cấy ghép và lưu ý khách hàng một số vấn đề trong chăm sóc để có được kết quả hài lòng nhất.

Hiện nay có những loại xương ghép nào?

Về vấn đề sinh học, xương ghép được chia làm 4 loại: Xương tự thân, xương đồng loại, xương dị loại và xương tổng hợp.

  • Xương tự thân

Được lấy từ chính cơ thể của bạn, xương được lấy từ vùng cằm, vùng góc hàm hoặc vùng mào chậu. Xương được lấy có thể là một khối hoặc được nghiền nhỏ thành xương bột. Về mặt hiệu quả, xương tự thân là loại xương ghép mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên do phải phẫu thuật nhiều nơi (vùng ghép và vùng lấy xương) nên gây nhiều đau đớn.

  • Xương đồng loại

Là xương người được khử khoáng và khử kháng nguyên. Ngày nay, xương đồng loại và dị loại được phát triển rầm rộ. Những cải tiến liên tục đã giúp ghép xương răng đồng loại mang lại hiệu quả rất cao.

  • Xương dị loại

Là xương được lấy từ loại động vật khác. Trong ghép xương trồng implant, xương dị loại thường là xương bò khử kháng nguyên và khử khoáng.

  • Xương tổng hợp

Là xương hóa học, được làm từ những vật liệu nhân tạo Calcium phosphate. Đây là loại xương có thời gian thay thế lâu nhất và hiệu suất tái sinh kém nhất.

Thời gian hồi phục sau cấy ghép

Quá trình hồi phục có thể kéo dài từ 7 đến 9 tháng để xương hồi phục hoàn toàn và đủ chắc chắn để cắm implant. Trong suốt thời gian chờ, bệnh nhân được thường xuyên tái khám theo lịch. Bác sỹ sẽ ghi nhận chi tiết tiến trình nhằm phục vụ cho mục đích là cấu tạo một hệ thống hỗ trợ lý tưởng cho răng phục hình, đảm bảo chúng không những thẩm mỹ mà còn bền chắc dài lâu.

ghép xương cắm implant

Hãy thường xuyên quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe răng miệng. Nếu cần tư vấn bạn hãy gọi hotline để được tư vấn nhé!

TRUNG TÂM NHA KHOA DR.SMILE

Địa chỉ: Số 41, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 08 6542 8768

Email: drsmile.vn@gmail.com

Facebook:www.facebook.com/www.Dr.Smile

Website: drsmile.vn

Rate this post

One thought on “Ghép xương ổ răng

  1. Pingback: Mất răng và các biện pháp xử lý sớm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Comments are closed.